Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Triển vọng ngành Dầu khí 2019



I. Tổng quan ngành Dầu khí



Trong báo cáo được công bố, CTCK VNDIRECT cho rằng giá dầu đã thoát khỏi thị trường "con gấu" kể từ đợt sụt giảm mạnh vào Q4/2014 do nguồn cung dư thừa từ cuộc cách mạng dầu đá phiến. Thị trường dầu thô đã bắt đầu phục hồi từ năm 2016 nhờ nguồn cung được cắt giảm và nhu cầu tăng mạnh hơn từ khu vực Châu Á TBD. 

Theo đó, giá dầu Brent trung bình đạt 54,1 USD/thùng trong năm 2017 (+24,0% so với cùng kỳ) và 71,2 USD/thùng trong năm 2018 (+31,5% so với cùng kỳ).

Mặc dù đợt điều chỉnh trong Q4/2018 làm dấy lên lo ngại về việc giá dầu quay trở lại xu hướng giảm, nhưng điều này chủ yếu đến từ tâm lý tiêu cực chung của thị trường chứng khoán và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại chứ không xuất phát từ những yếu tố cơ bản của thị trường dầu thô.

Cổ phiếu dầu khí: Đã đến lúc “bắt đáy”? - Ảnh 1.
Cổ phiếu dầu khí: Đã đến lúc “bắt đáy”?

Giá dầu Brent giảm mạnh trong giai đoạn cuối năm 2018 đến từ yếu tố tâm lý

Về cơ bản, thị trường dầu thô toàn cầu vẫn sẽ duy trì ổn định trong năm 2019. Những lo ngại về gia tăng nguồn cung và tồn kho dầu thô sẽ giảm xuống sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu thô (OPEC) chính thức có hiệu lực. Nếu nền kinh tế thế giới không sụt giảm quá nghiêm trọng thì nhu cầu dầu trên thế giới vẫn sẽ tăng trưởng với tốc độ như những năm gần đây với động lực chính là các nền kinh tế mới nổi có nội lực tốt, ngoài Trung Quốc. VNDIRECT dự báo giá dầu Brent sẽ duy trì ở mức trên 60 USD/thùng trong giai đoạn 2019-22.

Việt Nam thiếu hụt nguồn cung trong trung hạn?

Sản lượng khai thác dầu khí Việt Nam đang suy giảm khoảng 8% mỗi năm trong thời gian gần đây. Sự suy giảm mạnh về sản lượng chủ yếu do PVN giảm đầu tư vào hoạt động thăm dò kể từ năm 2015 trong bối cảnh giá dầu thô giảm. Việc hạn chế thăm dò đã dẫn đến việc không có thêm nhiều mỏ dầu mới và gia tăng trữ lượng dầu khí hàng năm chỉ còn 4 triệu tấn dầu trong năm 2017, mức thấp nhất từ trước đến nay.

Trong khi đó, phần lớn các mỏ dầu hiện tại ở Việt Nam đang trong giai đoạn cuối, với sản lượng sụt giảm 15%-30% mỗi năm. Nếu không có mỏ dầu mới, nguồn cung dầu thô nội địa sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu từ nhà máy lọc dầu Bình Sơn kể từ năm 2020. Lưu ý rằng BSR hiện phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu dầu thô trong nước.

Sự cạn kiệt về sản lượng khí tự nhiên còn đáng lo ngại hơn vì nhu cầu khí tự nhiên ước tính tăng 50% vào năm 2025 khi ba nhà máy điện chạy bằng khí mới bắt đầu đi vào hoạt động.

Hoạt động thăm dò dầu khí đang được đẩy mạnh

Theo VNDIRECT, việc giá dầu thô phục hồi mạnh cho đến trước đợt điều chỉnh gần đây đã giúp Việt Nam có điều kiện thuận lợi đẩy mạnh hoạt động thăm dò dầu khí sau nhiều năm trì trệ. Chi phí khai thác dầu thô bình quân tại Việt Nam là 45 USD/thùng, thấp hơn ước tính giá dầu Brent ở mức 65-70 USD/thùng trong năm 2019. Với các vấn đề về an ninh năng lượng đã đề cập ở trên, hoạt động thăm dò dầu khí tại Việt Nam có thể sẽ được đẩy mạnh trong trung hạn.


Theo kế hoạch kinh doanh của PVN đến năm 2020, gia tăng trữ lượng dầu khí hàng năm dự kiến đạt 20-40 triệu tấn dầu. Mục tiêu này cao gấp 2-4 lần so với mức gia tăng trữ lượng ước tính trong năm 2018 ở là 10 triệu tấn dầu. Đây cũng là một mục tiêu tương đối tham vọng do chi phí thăm dò dầu khí tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao.

Với áp lực gia tăng thăm dò tìm kiếm và chi phí thăm dò dầu khí ngày càng cao hơn, VNDIRECT dự báo mức đầu tư vào hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam sẽ tăng thêm trung bình 50% mỗi năm cho đến năm 2020 để bổ sung trữ lượng hiện tại, thúc đẩy sản lượng khai thác.

Cổ phiếu dầu khí: Đã đến lúc “bắt đáy”? - Ảnh 2.

Trong trung hạn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang lên kế hoạch cho các dự án dầu khí lớn như Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh và Lô B – Ô Môn. Các dự án này đều có tiềm năng về sản lượng dầu khí ở mức lớn nhất tại Việt Nam từ trước tới nay.

Trong khi đó, dự án Sao Vàng-Đại Nguyệt và các mỏ dầu khác đang được phát triển song song với giai đoạn 2 của dự án Sư Tử Trắng để đảm bảo đủ nguồn cung khí thô cho khu vực miền Nam khi hai nhà máy điện khí mới là Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 đi vào hoạt động vào năm 2021.

Cổ phiếu dầu khí: Đã đến lúc “bắt đáy”? - Ảnh 3.

Đầu tư cổ phiếu dầu khí nào?

Thông thường, biến động giá dầu thô ảnh hưởng lớn nhất đến các doanh nghiệp dầu khí trung và thượng nguồn. VNDIRECT đánh giá lợi nhuận của Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS) có xu hướng tương tự với biến động giá dầu thô so với cùng kỳ.

TCTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS,) và TCTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) đã ghi nhận những suy giảm đáng kể về EPS từ khi giá dầu thô sụt giảm vào cuối năm 2014. Dù PVS vẫn giữ được lợi nhuận ở mức tương đối, PVD đã ghi nhận lỗ hoạt động từ cuối năm 2017 do hiệu suất và giá cho thuê dàn khoan giảm mạnh (do giá dầu giảm). Khác với GAS, kết quả tài chính của PVS và PVD hiện chưa cải thiện rõ rệt theo đà hồi phục của giá dầu từ cuối năm 2017. Thông thường phải mất 1-2 năm để các doanh nghiệp dịch vụ dầu khí bắt đầu hưởng lợi từ xu hướng tăng của giá dầu thô do có độ trễ lớn giữa giá dầu và sự phục hồi của hoạt động thăm dò tìm kiếm dầu khí.

Trong khi đó, VNDIRECT cho rằng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí hạ nguồn như TCT Vận tải Dầu khí (PVT), Lọc dầu Bình Sơn (BSR), và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) có mối tương quan khá thấp với biến động giá dầu thô.



II. Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS)

Theo ước tính, lợi nhuận ròng PVS trong năm 2019 sẽ đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 109% so với năm trước. Trong đó, lợi nhuận cho công ty mẹ là 1.025 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) vừa công bố báo cáo đánh giá triển vọng Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS). Theo đánh giá của KIS, PVS là điểm sáng của ngành dầu khí Việt Nam trong ngắn hạn nhờ lợi nhuận được phục hồi và hưởng lợi ích trực tiếp từ các dự án thượng nguồn lớn sắp đến.
Nhiều siêu dự án khởi động, PVS sẽ lãi lớn trong năm 2019? - Ảnh 1.


Diễn biến cổ phiếu PVS trong 3 năm qua

Dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt sẽ đảm bảo khối lượng công việc cho PVS trong năm 2019

Sao Vàng - Đại Nguyệt là dự án khí tại Lô 05-1b&c - bể Nam Côn Sơn ngoài khơi Việt Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300km về phía Đông Nam.

Năm 2018, PVS đã trúng thầu hợp đồng M&C xây dựng giàn xử lý trung tâm với trị giá 800 triệu USD. Giai đoạn xây dựng kéo dài từ 1Q2018 đến 4Q2020. Tính đến tháng 01/2019, tiến độ xây dựng dự án đạt 50%. Trong bối cảnh ngành Dầu khí Việt Nam vẫn đang phục hồi chậm, dự án Sao Vàng - Đại Nguyệt là điểm sáng giúp đảm bảo khối lượng công việc và lợi nhuận cho PVS trong ngắn hạn. Năm 2019, lợi nhuận từ dự án này sẽ đóng góp 41% tổng lợi nhuận gộp.

Nhiều siêu dự án khởi động, PVS sẽ lãi lớn trong năm 2019? - Ảnh 2.

Vào tháng 11/2018, PVS đã giành được hợp đồng trị giá 176 triệu USD cung cấp kho nổi FSO cho mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt. Hợp đồng sẽ kéo dài 7 năm từ 2021 và có thể gia hạn thêm 8 năm nữa. KIS ước tính rằng FSO Sao Vàng - Đại Nguyệt sẽ đóng góp lợi nhuận 110 tỷ đồng/năm từ 2021 trở đi.

Đồng thời, PVS cũng được trao hợp đồng tổng thầu EPC trị giá 320 triệu USD của dự án Al Shaheen tại Qatar. Giai đoạn xây dựng sẽ bắt đầu vào cuối năm 2019. Vì đây là dự án ở nước ngoài, PVS phải chào thầu với giá thấp để cạnh tranh với các đối thủ khác. Vì vậy, PVS ước tính biên lợi nhuận gộp chỉ khiêm tốn ở mức 4%, so với 7% của các dự án nội địa thông thường như Sao Vàng - Đại Nguyệt.

Các siêu dự án sắp được chào thầu

Thứ nhất là dự án Lô B nằm ở bể Malay - Thổ Chu, cách Cà Mau khoảng 280km về phía Tây Nam. Thứ hai là dự án Cá Voi Xanh nằm ở bể Sông Hồng, cách bờ biển Quảng Nam khoảng 70km. Cả hai đều là hai dự án khí lớn nhất tại Việt Nam, công suất cấp khí đạt 17 tỷ m3 khí tự nhiên hàng năm, gấp hai lần sản lượng hiện có của Việt Nam.

Nhiều siêu dự án khởi động, PVS sẽ lãi lớn trong năm 2019? - Ảnh 3.

KIS ước tính rằng cả hai dự án sẽ mở thầu trong nửa đầu 2020 và giai đoạn xây dựng sẽ bắt đầu vào nửa cuối 2020. Tổng mức đầu tư ước tính là 18 tỷ USD. Khối lượng công việc khổng lồ sẽ giúp phục hồi ngành Dầu khí Việt Nam đang suy thoái. Trong đó, PVS sẽ là công ty được hưởng lợi nhiều nhất nhờ khả năng cung cấp hàng loạt dịch vụ dầu khí, đặc biệt là phân khúc M&C. Tổng giá trị hợp đồng chưa thực hiện (backlog) M&C ước tính là 3,8 tỷ USD.

Với 2 dự án trên, tổng khối lượng công việc M&C của PVS ước tính là 893 triệu USD trong năm 2020, gấp đôi so với năm 2019. Mảng M&C sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính. KIS ước tính lợi nhuận gộp năm 2020 của PVS sẽ đạt 1.690 tỷ đồng (+26,1% n/n).

Giải thể công ty PTSC – CGGV

Công ty TNHH Khảo sát Địa vật lý PTSC-CGGV là sự hợp tác giữa PVS (chiếm 51% cổ phần) và CGG Veritas Services Holding BV (Pháp). PTSC – CGGV cung cấp dịch vụ khảo sát địa chấn biển 2D và 3D cho các nhà thầu dầu khí tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Công ty hiện đang vận hành tàu địa chấn Amadeus 3D và Bình Minh 02 2D.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2014 đến nay, do giá dầu lao dốc khiến khối lượng công việc và giá dịch vụ khảo sát địa chấn trong nước và quốc tế giảm rất mạnh. Do đó, hoạt động kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng nặng nề. Tính đến cuối năm 2018, công ty đã lỗ lũy kế tổng cộng 1.843 tỷ đồng. PTSC - CGGV dự kiến sẽ giải thể vào đầu năm 2019. Việc chấm dứt lỗ (trước đó là 200-300 tỷ đồng/năm) từ công ty này sẽ trực tiếp cải thiện lợi nhuận gộp của PVS.

Theo ước tính của KIS, lợi nhuận ròng PVS trong năm 2019 sẽ đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 109% so với năm trước. Trong đó, lợi nhuận cho công ty mẹ là 1.025 tỷ đồng.

Nhiều siêu dự án khởi động, PVS sẽ lãi lớn trong năm 2019? - Ảnh 4.


III. Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - PV Drilling (PVD)

Theo hợp đồng đã ký, giàn PV DRILLING II sẽ phục vụ cho chiến dịch khoan tại Malaysia trong khoảng thời gian 120 ngày. Hiện PV Drilling đang có 2 giàn khoan biển tự nâng phục vụ cho các dự án tại Malaysia. 

Theo tin từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ngày 20/2/2019, giàn khoan biển tự nâng PV DRILLING II của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí - PV Drilling (PVD) đã di chuyển đến khu vực bán đảo P.M ngoài khơi Malaysia, để bắt đầu phục vụ cho chiến dịch khoan của khách hàng Malaysia tại đây.

Theo hợp đồng đã ký, giàn PV DRILLING II sẽ phục vụ cho chiến dịch khoan tại Malaysia trong khoảng thời gian 120 ngày. Hiện PV Drilling đang có 2 giàn khoan biển tự nâng phục vụ cho các dự án tại Malaysia. Đây là lần thứ 4 kể từ năm 2017, PV Drilling trúng thầu hợp đồng cung cấp dịch vụ tại Malaysia, một trong những thị trường khoan lớn với nhiều tiêu chí lựa chọn nhà thầu khắt khe của khu vực Đông Nam Á. Dự kiến trong năm 2019, PV Drilling sẽ tiếp tục ký thêm hai hợp đồng cung cấp dịch vụ khoan tại thị trường này.

Trong báo cáo mới được công bố, CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo hiệu suất sử dụng giàn khoan năm 2019 của PV Drilling sẽ tăng lên, đặc biệt đối với giàn PVD II và PVD III, hiệu suất dự báo sẽ tăng thêm khoảng 20% và sẽ hoạt động 100% thời gian trong năm 2019.

Ngoài ra, BVSC cũng cho rằng việc Bộ Tài Chính cho phép thay đổi thời gian trích khấu hao giàn khoan đối với các giàn khoan biển PVD II, PVD III và PVD VI từ mức cũ là 20 năm lên 35 năm, áp dụng bắt đầu từ năm 2018 sẽ hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận PV Drilling trong dài hạn.

Giàn tự nâng PV Drilling II bắt đầu chiến dịch khoan tại Malaysia - Ảnh 1.

Trong năm 2018, hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Drilling đã có kết quả khả quan hơn cùng kỳ 2017, vượt kế hoạch kinh doanh do ĐHĐCD giao với doanh thu hợp nhất 5.503 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 163,4 tỷ đồng.

Lợi nhuận năm 2018 của PV Drilling tăng do hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng được cải thiện (85% năm 2018 so với 74% năm 2017), doanh thu các dịch vụ thương mại, cung ứng nhân lực và các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan cũng tăng đáng kể, công tác thu hồi nợ xấu cũng đã được triển khai quyết liệt.

Mặc dù giá dầu đã tăng so với cùng kỳ năm 2017, PV Drilling được dự báo phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do thị trường dầu khí phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính trị và kinh tế của các khu vực trên thế giới, thị trường khoan vẫn chưa hồi phục và ổn định. Tuy vậy, với nhiều nỗ lực tìm kiếm việc làm của Ban lãnh đạo, hiện đội ngũ giàn khoan tự nâng của PV Drilling đã có việc làm ổn định tại các thị trường trong nước và khu vực trong năm 2019.

Xem thêm: Triển vọng ngành Dệt may 2019
IV. Tổng kết


Diễn biến giá dầu đang trong xu hướng tăng dài hạn, hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí tại Việt Nam được đẩy mạnh. Đây sẽ là những nhân tố chính đóng góp cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp nằm trong chuỗi giá trị ngành. Đặc biệt là các Doanh nghiệp thượng nguồn như PVS và PVD”.


Các bạn nếu tham gia đầu tư nhóm ngành này hãy chú ý mua vào tại những nhịp điều chỉnh, bán ra tại các nhịp tăng nóng. Khi giá cổ phiếu đã tăng nhiều (trên 50% và trên 100% so với vùng tích lũy trung hạn) thì không nên tham gia mua vào.

-------------------------------------------------------------------
Quý nhà đầu tư muốn được hỗ trợ khi tham gia đầu tư nhóm ngành Dầu khí xin 
vui lòng liên hệ:

Đỗ Minh Vương 
> Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng,Hà Nội. 
> SĐT: 0985.148.149 (Call/SMS/Zalo)
Đăng ký mở tài khoản hoặc nhận tư vấn
Facebook 
Fanpage Infinity Stock