• Nói về ngành Dệt may, đầu ra của nước ta phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu với tỷ lệ bán hàng xuất khẩu/sản lượng cung ứng đạt hơn 89%. Trong đó, thị trường đầu ra chủ yếu tập trung tại thị trường Hoa Kỳ (46%), Nhật Bản (12,45%), và Hàn Quốc (10,49%).
  • Chi phí khai thác dầu thô bình quân tại Việt Nam là 45 USD/thùng, thấp hơn ước tính giá dầu Brent ở mức 65-70 USD/thùng trong năm 2019. Với các vấn đề về an ninh năng lượng đã đề cập ở trên, hoạt động thăm dò dầu khí tại Việt Nam có thể sẽ được đẩy mạnh trong trung hạn.
  • Buffett cho biết kinh nghiệm là một trong những nhân tố quan trọng nhất để trở thành một nhà đầu tư thành công. Dưới đây là 8 lời khuyên đúc kết từ kinh nghiệm của tỷ phú 87 tuổi dành cho các nhà đầu tư mới được trang Business Insider tổng hợp.
  • Danh mục hồ sơ mở tài khoản thông thường: 1.Hồ sơ mở tài khoản 2.Phiếu đăng ký quản lý tài khoản 3.Thư xác nhận lệnh 4.Hợp đồng ký quỹ (Margin thường)

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP - TIÊU CHÍ CHÍNH DỰA VÀO BAN LÃNH ĐẠO?

Iscar là nhà sản xuất công cụ gia công kim loại ở Israel rất ít người biết đến, cho đến khi Warren Buffett, nhà đầu tư “siêu tài” số 1 thế giới rót tiền vào Iscar năm 2006. Đây là lần đầu tiên công ty đầu tư Berkshire Hathaway của Buffett đầu tư vào một công ty bên ngoài nước Mỹ và là một trong số các khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất vào một công ty của Israel từ trước đến nay. Số tiền đầu tư lên tới khoảng 4 tỷ USD, chiếm 80% cổ phần công ty và đưa giá trị công ty lên 5 tỷ USD.



Năm 2013, Warren Buffett lại rót thêm 2 tỷ USD vào Iscar, đưa giá trị công ty lên mức 10 tỷ USD. Mặc dù Iscar không tiết lộ các con số của mình, song theo số liệu báo cáo từ các nguồn tin thân cận với công ty, Iscar đã kiếm được khoảng 6 tỷ USD cho Berkshire Hathaway kể từ khoản đầu tư ban đầu của mình, có nghĩa là số tiền vốn mà Warren Buffet đặt cược vào Iscar đã được “thu hồi”, và có thể mang lại lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD. 

Doanh số bán hàng của công ty đã bùng nổ và Iscar hiện là viên ngọc quý của IMC Group, một trong những tập đoàn gia công kim loại quốc tế lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của Berkshire Hathaway.


Theo trang Haaretz của Israel, bí mật để thu hút và thành công của Iscar nằm ở những lý do mà một số người có thể đã dự đoán nó sẽ thất bại.

Một thỏa thuận khiến nhiều người choáng váng

Iscar không phải công ty duy nhất của Israel thu hút các nhà đầu tư nước ngoài bằng các sản phẩm và lực lượng lao động đa dạng. Vào tháng 12, PepsiCo. đã mua SodaStream. Thương vụ mua 3,2 tỷ USD cho phép Pepsi mở rộng các lựa chọn đồ uống tốt cho sức khỏe.

Trở lại với quyết định rót tiền vào Iscar của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett vào năm 2006, Buffett đã tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện này tại cuộc họp hàng năm của Berkshire Hathaway, với 35.000 nhân viên. Warren Buffett đã nói lý do ông đầu tư vào Iscar, không chỉ vì sản phẩm của công ty mà còn vì đội ngũ lãnh đao công ty đã mang đến những điều tuyệt vời.

Thỏa thuận khiến rất nhiều người choáng váng, “há hốc mồm”, đó là lời mà báo Israel Haaretz đã viết. Họ tự hỏi làm thế nào mà một công ty công cụ gia công kim loại rất ít người biết đến, và không ai phỏng vấn, lại phát triển thành một con quái vật kinh tế mà nhà đầu tư nổi tiếng nhất thế giới sẵn sàng trả rất nhiều tiền.

Kể từ đó, Iscar lại trở về với những phong cách bí mật và ẩn danh. Bây giờ Iscar có thể đã thuộc về Berkshire Hathaway được giao dịch công khai, nhưng Buffett không cung cấp chi tiết tài chính về Iscar - trừ những lá thư hàng năm mà Buffett gửi cho các cổ đông. Trong vài năm qua, ông thậm chí không đề cập đến Iscar. Các nhân viên của công ty cũng nhiệt tình giữ bí mật, như họ đã làm vậy trong nhiều thập kỷ. Các công cụ tìm kiếm của Google cũng không có nhiều thông tin về Iscar, ngoại trừ thông tin kỹ thuật dành cho ngành công nghiệp gia công kim loại.

Cực kỳ cưng chiều nhân viên

Iscar có trụ sở tại Migdal, không xa biên giới Lebanon, nơi xảy ra các cuộc giao tranh quân sự. Nó xa khu vực Tel Aviv, nơi có nhiều sự đổi mới của Israel. Nhưng đó là một công ty lớn thứ hai trong khu vực, sau nhà thầu quốc phòng Rafael và 3.500 công nhân của họ được cho là rất hết lòng vì công ty, có lẽ một phần vì ở phía bắc có ít cơ hội hơn ở thủ đô.

Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất khiến các nhân viên của Buffett và Iscar phải yêu công ty. Một lý do khác là Iscar dường như luôn đối đãi với nhân viên như thể họ chính là linh hồn của công ty vậy. Iscar cung cấp gần như toàn bộ các dịch vụ bảo vệ nhân viên và không bao giờ chê bôi hay hạ thấp bất cứ nhân viên nào mà họ tuyển dụng. 

Iscar thuê các kỹ sư tốt nghiệp các trường địa phương và tuyển dụng quản lý từ trong hàng ngũ đó, chứ không tìm kiếm sinh viên từ các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Iscar cũng đào tạo công nhân địa phương tài năng và đưa họ vào vị trí sản xuất và bán hàng. Và trong số 3.500 nhân viên, hơn 1.000 người có nguồn gốc từ Druze hoặc Arab, đây là một tỷ lệ cao bất thường của những người lao động không phải là người Do Thái trong một công ty của Israel.

Một nguồn tin nói với Haaretz, khi một công ty như Iscar trao cơ hội cho một người dân địa phương, bao gồm cả xe hơi, những bữa ăn ưa thích và sự quan tâm chuyên nghiệp, anh ta sẵn sàng trao lại linh hồn cho công ty. 

Mọi người đến làm việc lúc 5 giờ sáng và rời đi lúc 11 giờ đêm. Họ biết họ sẽ không có được cơ hội như vậy ở bất cứ nơi nào khác. Đối với những nhân viên không phải là người Do Thái, những người không thể làm việc trong một công ty quốc phòng như Rafael, động lực này thậm chí còn mạnh mẽ hơn.

Như Buffett đã nói, ban lãnh đạo là trung tâm của câu chuyện ông đầu tư vào Iscar - và đó cũng là câu chuyện của Harpaz, người đã từng là CEO trong 27 năm, kể từ năm 1992, cho đến khi ông được bổ nhiệm làm chủ tịch. 

Wertheimer và gia đình đã thành lập Iscar và dẫn dắt công ty đạt doanh số hàng trăm triệu US mỗi năm, nhưng Harpaz là người đã biến nó thành công ty lớn thứ hai trong ngành của mình trên toàn thế giới, với tỷ lệ 17% đến 19% trên toàn cầu thị trường ước tính khoảng 8 tỷ USD. Iscar dường như cũng là công ty có lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh trên toàn cầu.

Nguồn: NDH.vn

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI GIAO DỊCH CHỨNG QUYỀN (COVERED WARRANT)


- Khi chứng quyền đã niêm yết, KH có thể mua chứng quyền tại đâu?
TL: Sau khi phát hành CW sẽ được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HOSE , khách hàng có thể mua bán chứng quyền trên sàn HOSE như chứng khoán thông thường

- Thời gian thanh toán bù trừ của chứng quyền là bao nhiêu ngày?
TL: Cũng giống như chứng khoán thông thường, thời gian thanh toán bù trừ của chứng quyền là T+2

- Tôi có thể bán chứng quyền trước ngày đáo hạn không?
TL: Có, sau khi chứng quyền đã niêm yết trên sàn giao dịch, khách hàng có thể bán chứng quyền trên sàn giao dịch như chứng khoán thường hoặc giữ đến đáo hạn để nhận thanh toán

- Sau khi một mã chứng quyền đến hạn, tôi có thể thực hiện giao dịch tiếp mã chứng quyền đó không?
TL: Sau khi một mã chững quyền hết hạn thì sẽ không thể giao dịch được nữa

- Khách hàng sở hữu chứng quyền có quyền nhận cổ tứ /quyền mua cổ phiếu phát hành thêm/biểu quyết/tham gia ĐHCĐ không?
TL: Không, khách hàng sở hữu chứng quyền sẽ không có bất cứ quyền nào đối với công ty như cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty đó

- Biên độ giao động của chứng quyền là bao nhiêu?
TL: Biên độ dao động của chứng quyền là 7% (cụ thể cần đọc kỹ công thức tính toán)

- Việc thực hiện quyền diễn ra như thế nào
TL: Vào ngày đáo hạn, khách hàng sở hữu chứng quyền ở trạng thái lãi được quyền yêu cầu thực hiện chứng quyền và được thanh toán tiền mặt bằng khoản chênh lệch giữ giá thanh toán và giá thực hiện quyền. 

Trường hợp nhà đầu tư không đặt lệnh yêu cầu thực hiện quyền đối với các chứng quyền ở trạng thái lãi tổ chức phát hành vẫn phải thanh toán tiền cho nhà đầu tư sở hữu các chứng quyền này.
--------------------------------
Mọi thắc mắc anh chị xin vui lòng liên hệ:
Đỗ Minh Vương
Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng,Hà Nội.
- SĐT: 0985.148.149 (Call/SMS/Zalo).
- Facebook : https://www.facebook.com/minhvuong.st 
- Group để các bạn trao đổi thông tin: 
FB: https://www.facebook.com/groups/926363804141045/
- Fanpage Infinity Stock:
https://www.facebook.com/Infinity-Stock-1021926194566064
- Wed: https://infinitystocks.blogspot.com/

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Cập nhật triển vọng VEA trong năm 2019

Lợi thế lớn nhất của VEA là - 11.000 tỷ tiền gửi ngân hàng (chiếm 40% tổng tài sản) tuy không đem lại tỷ suất sinh lời quá cao nhưng mang lại dòng tiền thụ động cho DN. Đánh giá: Khoản tiền này có thể là lợi thế lớn nếu DN tìm ra được hoạt động để sử dụng hiệu quả hơn. Nếu cứ duy trì việc gửi tiền như này thì đây lại là điểm trừ cho DN. - VEA là cổ đông lớn trong các liên doanh TOYOTA, HONDA, FORD. Chính những liên doanh này đem lại lợi nhuận từ cổ tức rất lớn hàng năm cho DN.

Năm 2019 doanh nghiệp sẽ tăng trưởng chậm trở lại bởi lý do sau: "Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2019 đã có 1,42 tỷ USD được chi ra để nhập khẩu 64.795 xe ô tô nguyên chiếc từ nước ngoài, tăng mạnh so với các năm trước đó. Thái Lan chiếm vị trí số một về xuất khẩu ô tô nguyên chiếc vào Việt Nam với 38.386 xe, trị giá 762 triệu USD; tiếp theo là Indonesia với 19.477 xe, trị giá 276 triệu USD. Như vậy Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn cho Thái Lan và Indonesia. Nhờ được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mức 0%, giá ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia khá rẻ nên ngày càng có lợi thế, cạnh tranh mạnh với xe trong nước. Tính đến nay, nhiều dòng xe bán chạy trên thị trường hoàn toàn do xe nhập khẩu chiếm lĩnh. Chẳng hạn như dòng xe pick up, từ hơn 5 năm về trước đã không còn mẫu nào được sản xuất lắp ráp tại Việt Nam. Hiện tại, với doanh số bán khoảng 20.000 xe/năm, hầu hết đều được nhập khẩu từ Thái Lan" Chi tiết xem tại: https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/xe-nhap-tran-ve-thai-lan-va-indonesia-huong-loi-ty-do-542234.html Chính vì thế các liên doanh kể trên của VEA dự kiến sẽ bị ảnh hưởng mạnh trong năm nay. Phần lợi nhuận chủ lực của công ty vì thế sẽ bị ảnh hưởng mạnh. ------------------------------------------ Trên đây là một số thông tin và quan điểm của cá nhân AD. Anh em nào có ý kiến góp ý hoặc muốn "đặt hàng" phân tích doanh nghiệp xin vui lòng liên hệ: Đỗ Minh Vương Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng,Hà Nội. - SĐT: 0985.148.149 (Zalo/Call/SMS) - Facebook : https://www.facebook.com/minhvuong.st - Group để các bạn trao đổi thông tin: FB: https://www.facebook.com/groups/926363804141045/ Zalo: Kết bạn với mình sẽ được tham gia. - Fanpage Infinity Stock: https://www.facebook.com/Infinity-Stock-1021926194566064 - Wed: https://infinitystocks.blogspot.com/

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2019

Tìm được DN đã niêm yết tăng trưởng vượt bậc - Mời hợp tác đầu tư

Sau một thời gian phân tích, chúng tôi mới tìm ra một doanh nghiệp với các thông tin cơ bản như bên dưới, quý nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư không ạ:
- Doanh nghiệp gần như tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi
- Doanh thu và lợi nhuận 2-3 năm trở lại đây tăng trưởng chậm
- Năm nay và năm sau có dự án lớn gấp 5-6 lần doanh thu và lợi nhuận trung bình 3 năm trở lại đây (đây là thành quả tích lũy tức 8 năm trước do mua được tài sản giá rẻ).
- Khách mua hàng đã trả trước 90% tiền mua. Giờ khoản này đang gửi tiết kiệm và mua trái phiếu để lấy lãi và đợi dự án tiếp theo.
- Tỷ lệ vay nợ rất thấp chỉ chiếm 5% tổng tài sản...

Link video giới thiệu Doanh nghiệp

----------------------------------
Mọi thắc mắc quý vị xin vui lòng liên hệ:
Đỗ Minh Vương 
> Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng,Hà Nội. 
> SĐT: 0985.148.149 (Call/SMS/Zalo)
Đăng ký mở tài khoản hoặc nhận tư vấn
Facebook 
Fanpage Infinity Stock

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Hoa Kỳ đang muốn biến Trung Quốc thành Nhật Bản thứ hai?

Sau nhiều thập kỷ thâm hụt thương mại với Nhật Bản tăng mạnh giai đoạn 1960 – 1980, Hoa Kỳ đã buộc Nhật Bản phải tham gia ký kết Thỏa thuận Plaza tháng 9/1985 với mục đích sâu xa là kìm hãm sự phát triển thần tốc của Nhật Bản. Hiện nay, Mỹ đang cố ép buộc Trung Quốc vào một thỏa thuận tương tự?



Ngày 22 tháng 9 năm 1985, tại khách sạn Plaza sang trọng nhìn ra Công viên trung tâm Thành phố New York, đại diện của 5 chính phủ bao gồm Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản và Vương quốc Anh đã ký kết một thỏa thuận về việc điều tiết sự biến động của Đô la Mỹ so với đồng tiền của 4 cường quốc công nghiệp còn lại. Đó chính là Thỏa thuận Plaza mà Mỹ dùng để đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại với các đối tác đang ngày càng gia tăng. Các lý lẽ Hoa Kỳ viện ra có nhiều nét tương tự cái cớ mà Mỹ gây ra những căng thẳng thương mại với Trung Quốc trong 2 năm gần đây.

Trong số 5 quốc gia, Nhật Bản là đại diện duy nhất của châu Á buộc phải tham gia thỏa thuận này. Nguyên nhân là do từ năm 1980 đến 1985, đồng JPY đã giảm giá 50% so với USD (cũng như các đồng tiền Mark Đức, Franc Pháp hay Bảng Anh), khiến cho nền sản xuất công nghiệp của Mỹ bị tác động nặng nề. Hàng hóa của Mỹ rất khó để xuất khẩu, trong khi Mỹ lại ngày càng nhập khẩu nhiều hơn từ nước ngoài do giá hàng hóa tính theo USD ngày càng giảm.

Kể từ sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản hồi phục nhanh chóng và lấy lại vị thế cường quốc về phát triển kinh tế và tiến bộ công nghệ, khiến cho Hoa Kỳ cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng. Trước sự phát triển thần tốc của Nhật Bản trong suốt nhiều thập kỷ, nước Mỹ lúc này lo ngại Nhật Bản sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ để vươn lên vị trí số một về nắm giữ các bí quyết công nghệ mới nhất. Rất nhiều trong số những tập đoàn công nghệ và công nghiệp lớn mạnh nhất thế giới thời bấy giờ đến từ Nhật Bản. Từ Toyota, Honda cho tới Sony, Panasonic đều là những công ty công nghệ sáng tạo năng động và phát triển nhanh chóng.

Hoa Kỳ dường như đã lấy cái cớ tự vệ thâm hụt thương mại và cáo buộc thao túng tiền tệ, để tìm cách kìm hãm sự phát triển của Nhật Bản. Bằng tầm ảnh hưởng của mình và quyền lực của việc sở hữu đồng bạc xanh, Mỹ đã buộc Nhật Bản, cùng một số đối tác thương mại lớn với Mỹ, tham gia ký kết Thỏa thuận Plaza. Việc tham gia Thỏa thuận này được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn tới hàng loạt những khủng hoảng xảy đến với Nhật Bản sau đó, để lại hậu quả tới ngày nay.

Chi tiết hơn thỏa thuận Plaza là thỏa ước Plaza hay Hiệp định Plaza (tiếng Anh: Plaza Accord) là thỏa ước tài chính được ký ngày 22 tháng 9 năm 1985 lại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, bởi nhóm G5 khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Nhóm G5 đi đến thỏa thuận giảm giá đồng đô-la Mỹ so với đồng Yên Nhật và đồng Mác Đức (đơn vị tiền tệ của Cộng hòa liên bang Đức trước khi đồng Euro có hiệu lực) bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Trong vòng hai năm kể từ khi Thỏa thuận này có hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa đô la Mỹ và Yên Nhật đã giảm tới 51%. Phần lớn sự giảm giá này là nhờ khoản 10 tỷ đô-la bán ra của các ngân hàng trung ương liên quan. Đầu cơ tiền tệ tiếp tục khiến đồng đô-la xuống giá khi chấm dứt các hành động can thiệp. Việc đồng đô-la xuống giá này được hoạch định và thực thi với sự thông báo trước và rộng rãi, nó cũng không gây ra rối loạn ở các thị trường trên toàn cầu.

Mục đích của việc phá giá đồng đô-la Mỹ là:

- Cắt giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Hoa Kỳ đã tới 3,5% GDP;

- Giúp kinh tế Mỹ hồi phục từ khủng hoảng trầm trọng đầu những năm 1980.
(Theo Wikipedia)



Trong vòng 2 năm từ 1985 tới 1987, tỷ giá USD so với JPY đã giảm 51%, từ mức 260 JPY đổi 1 USD ngay thời điểm trước khi diễn ra Thỏa thuận Plaza giảm xuống chỉ còn 123 JPY đổi 1 USD vào tháng 11/1987. Đồng JPY tăng giá đột biến trong một khoảng thời gian ngắn đã khiến sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản giảm mạnh, do giá tính theo USD đắt gấp đôi so với trước.

Chính phủ Nhật Bản quyết định nới lỏng các chính sách tiền tệ trong nước để hỗ trợ sản xuất, đối phó với suy thoái. Nhưng các chính sách kích thích tiền tệ lại làm xuất hiện bong bóng tài sản, khiến giá bất động sản và giá cổ phiếu tăng vọt. Bong bóng chứng khoán và bất động sản tại Nhật Bản vỡ vào cuối thập niên 80. Chỉ số Nikkei 225 đạt đỉnh 37.000 điểm vào năm 1989 và từ đó tới nay, chỉ số này thậm chí còn chưa lấy lại được mốc 25.000 điểm.

Trung Quốc liệu có giống Nhật Bản?

Trong 4 thập kỷ vừa qua, những gì Trung Quốc trải qua có nét tương đồng mạnh mẽ với Nhật Bản trong suốt 4 thập kỷ sau Thế chiến thứ 2. Từ vị thế công xưởng của thế giới những năm 60, là nơi đặt nhà máy gia công của các hãng công nghệ hàng đầu, Trung Quốc đã nhanh chóng tận dụng cơ hội, học tập các bí quyết công nghệ mới nhất và đã nhanh chóng làm chủ được các công nghệ mới nhất.

Hiện nay ở các ngành khoa học chủ chốt, trình độ phát triển của Trung Quốc không hề thua kém Mỹ hay Liên Xô. Trong quan hệ thương mại với Mỹ, Trung Quốc chủ yếu là nước xuất khẩu, trong khi Mỹ phần lớn là nhập khẩu, khiến cho thâm hụt thương mại gia tăng của Mỹ gia tăng nhanh chóng.

Các học giả Trung Quốc từ lâu đã nhận ra rằng, ông Donald Trump đã vin vào cái cớ thâm hụt thương mại để phát động những âm mưu cứng rắn nhằm mục đích sau cùng là kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, giảm bớt tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á này. Ý đồ càng có vẻ rõ ràng hơn khi một trong các nội dung quan trọng được đề cập trong các cuộc đàm phán gần đây giữa hai bên là về vấn đề thao túng tiền tệ.

Hoa Kỳ không chỉ muốn Trung Quốc kiểm soát tốc độ mất giá của CNY so với USD, mà còn muốn giảm giá trị USD so với CNY để lấy lại sức cạnh tranh cho hàng hóa Mỹ. Theo báo chí Trung Quốc, Mỹ đang cố gắng biến Trung Quốc thành một Nhật Bản thứ hai và buộc Trung Quốc phải rơi vào suy thoái kéo dài.

Tất nhiên, sau nhiều thập kỷ trôi qua, trạng thái của Trung Quốc hiện nay so với Nhật Bản ở thập niên 80 có nhiều nét khác biệt. Một số khác biệt đó có thể giúp cho Trung Quốc khó có thể rơi vào tình trạng như Nhật Bản trong thế kỷ trước.

Thứ nhất, trong khi Nhật Bản thả nổi đồng JPY thì Trung Quốc lại kiểm soát tương đối chặt chẽ tỷ giá đồng tiền của mình. Trung Quốc có trữ lượng ngoại hối khổng lồ với khoảng 1,1 nghìn tỷ USD bao gồm cả trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Dự trữ ngoại hối dồi dào có thể giúp Chính phủ Trung Quốc can thiệp ổn định tỷ giá trong những trường hợp khẩn cấp.

Thứ hai, khả năng đồng CNY tăng gấp đôi so với USD, trở lại mức 3,5 CNY đổi 1 USD từ mức 6,9 CNY/USD hiện tại là rất thấp. Mức tỷ giá này chỉ xuất hiện từ năm 1986 trở về trước. Trên thực tế, CNY đang đứng trước nguy cơ giảm giá so với USD hơn là tăng giá, bởi dòng vốn có xu hướng rút ra mạnh mẽ khỏi Trung Quốc kể từ sau khi căng thẳng thương mại leo thang. Động thái Trung Quốc bán mạnh trái phiếu Kho bạc Mỹ trong thời gian gần đây cho thấy nước này đang cố để giữ CNY không bị giảm quá mức 7 CNY/USD.

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới càng leo thang, các âm mưu sâu xa của hai bên càng bộc lộ rõ. Bất chấp đó là lo ngại của các học giả Trung Quốc, nhưng có những dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ đang cố gắng sử dụng cùng một cách đã thực hiện với Nhật Bản để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, dù không thể rơi vào tình trạng tệ hại như Nhật Bản ở thế kỷ trước, nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn để thực hiện được tham vọng của mình.

Nguồn: Cafef