Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Triển vọng ngành Dệt may 2019 (Phần 1)

I. Tổng quan ngành

Nhu cầu dệt may thế giới được dự báo tăng trưởng 3,5%/năm trong giai đoạn 2019 – 2020
Theo Statista, nhu cầu hàng may mặc thế giới sẽ đạt 1.650 tỷ USD vào năm 2020, doanh thu hàng may mặc tại một số thị trường lớn như Mỹ đạt 334,2 tỷ USD (+2,5% YoY), Top 10 thị trường lớn nhất tại EU đạt 291,5 tỷ USD (+0,4% YoY).
Khoảng 90% sản xuất dệt may của Việt Nam phục vụ xuất khẩu, do đó tăng trưởng ngành có quan hệ mật thiết với nhu cầu hàng dệt may toàn cầu.
BSC: Ngành dệt may tiếp đà khởi sắc trong năm 2019, định giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn - Ảnh 1.

Nói về ngành Dệt may, đầu ra của nước ta phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu với tỷ lệ bán hàng xuất khẩu/sản lượng cung ứng đạt hơn 89%. Trong đó, thị trường đầu ra chủ yếu tập trung tại thị trường Hoa Kỳ (46%), Nhật Bản (12,45%), và Hàn Quốc (10,49%). Riêng 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ghi nhận mức cao nhất tại 2 thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, với giá trị lần lượt là 24% và 23,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Dệt may Việt Nam sẽ tăng gấp đôi thị phần tại các thị trường CPTPP sau năm 2019 - Ảnh 1.
Được biết, sản phẩm xuất khẩu chính của doanh nghiệp Việt Nam bao gồm: Sợi (sợi bông, sợi polyester) và Hàng may mặc (gồm áo thun, áo Jacket, và quần chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu).

Điểm qua về thị trường nội địa, hiện quy mô tiêu thụ đạt từ 3,8-4 tỷ USD, tương đương tỷ lệ 84-88% so với quy mô sản xuất. Theo Statistics Portal, tăng trưởng giai đoạn 2017-2022 của thị trường nội địa ước đạt 22,5% theo năm. Trong khi đó tính đến nay, chi tiêu hàng may mặc hàng năm vẫn nằm ở mức khiêm tốn với 42,9 USD/người, thấp hơn so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Phillipines) và bình quân thế giới. Chưa hết, 60% thị phần của thị trường dệt may nội địa hiện đang thuộc về hơn 200 thương hiệu nước ngoài, phần còn lại là sự phân chia giữa sản phẩm của thị trường Trung Quốc và Việt Nam.
Liên quan đến yếu tố cạnh tranh, SSI Research cho biết sự tương đồng về thị trường chủ lực (Hoa Kỳ, EU) nên hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh từ sản phẩm Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan hay Bangladesh. Mặc dù có chi phí về lợi thế nhân công nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực.
Và hiện trong khi Việt Nam đang hưởng lợi từ chiến tranh thương mại, cùng với hiệp định thương mại tự do, thì đối thủ Ấn Độ cũng có lợi thế từ chính sách dệt may bài bản, Pakistan và Bangladesh vẫn đang hưởng lợi từ chương trình GSP từ EU.

Dệt may Việt Nam sẽ tăng gấp đôi thị phần tại các thị trường CPTPP sau năm 2019 - Ảnh 2.


Tại hội nghị, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề ra mục tiêu phát triển ngành trong năm 2019 với kim ngạch xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng trưởng 10,8%; thặng dư thương mại đạt 20 tỷ USD, đảm bảo việc làm và tăng thu nhập cho 2,85 triệu lao động.

Lợi thế dành cho Việt Nam đến từ CPTPP với hai thị trường xuất khẩu dệt may tiềm năng là 20 tỷ USD của Canada và 40 tỷ USD của Úc. Việt Nam hiện mới chỉ có 4-5% từ các thị trường này.
Theo tại hội nghị đề ra kịch bản tốt, 6 tháng cuối năm 2019 Việt Nam sẽ có thêm thị trường EU, từ đó có thể tăng thêm khoảng 1 tỷ USD. Chính vì thế, đứng trong phương án giữ được các thị trường xuất khẩu chính ổn định, hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, tận dụng tốt CPTPP, ngành dệt may trong nước đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019.

II. Những nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng

Xu hướng dịch chuyển đơn hàng may mặc từ Trung Quốc sang Việt Nam

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung không phải nguyên nhân trực tiếp nhưng sẽ hỗ trợ cho xu hướng dịch chuyển sản xuất hàng hóa dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt nhóm hàng may mặc từ Trung Quốc sang Mỹ liên tục giảm kể từ năm 2016 (2016: -8,6%, 2017: -3,2% và 8T2018: -1%) là dấu hiệu cho một sự dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc đến từ các yếu tố cơ bản hơn là tác động nhất thời từ căng thẳng thương mại. Sau Trung Quốc, Việt Nam là ưu tiên tiếp theo của các DN Mỹ (theo khảo sát trong US Fashion Industry Study, 2017), điểm đến của đơn hàng may mặc chuyển từ "China Plus Many" sang "China Plus Vietnam Plus Many" sẽ là cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam. Ước tính nếu lấy được 1% thị phần hàng may mặc Trung Quốc xuất sang Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 70%.
Liên quan đến chiến tranh thương mại, theo VDSC, việc Mỹ và Trung Quốc tạm đình chiến sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước lân cận. Vì chủ trương của Trung Quốc là chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang tiêu dùng và sản xuất hàng công nghệ với giá trị gia tăng cao, hạn chế phát triển khâu hạ nguồn dệt may cần nhiều lao động, gây ra ô nhiễm môi trường. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Với CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH), ông Bùi Việt Quang - Tổng giám đốc chia sẻ qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, May Sông Hồng nhận được nhiều đơn hàng mới từ cuộc dịch chuyển khỏi thị trường Trung Quốc và đơn vị sẽ cân nhắc lựa chọn đối tác tốt. Thị trường xuất khẩu lớn của May Sông Hồng vẫn là Mỹ (chiếm 70% tỷ trọng hàng FOB - pv), trong khi các thị trường như EU hoặc trong CPTPP (Nhật Bản, Canada) không quá lớn. Trong năm 2019, May Sông Hồng cũng sẽ mở rộng thêm quy mô, tăng nhân công, cải tạo nhà xưởng cũ để gia tăng công suất.

Ngành dệt may được hưởng lợi bởi các hiệp định FTAs  (VJEPA, CPTPP, EVFTA)

Ngoài ra, ngành dệt may còn có cơ hội từ thị trường EU nếu EVFTA được chính thức ký kết và thông qua vào năm 2019. Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam từ 12% xuống 0%. Nhờ vậy, các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam có thể mong đợi tăng thị phần (hiện đang ở mức khiêm tốn 2%-3%) lên mức cao hơn khi EVFTA có hiệu lực.
Các doanh nghiệp sản xuất sợi như Sợi Thế Kỷ sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ nhu cầu sợi trong nước tăng để cung ứng nguyên liệu cho hàng may mặc xuất khẩu (do yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP là từ sợi trở đi và đối với EVFTA là từ vải trở đi). Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể xuất khẩu sợi trực tiếp sang Mexico (hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP), sang Mỹ (mặt hàng cùng loại của Trung Quốc phải chịu mức thuế 25% áp bổ sung do chiến tranh thương mại và đang có nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp) và sang một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc (hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA).
Năm 2019, cơ hội xuất khẩu cho hàng dệt may của Việt Nam được mở ra khi hiện định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm nay. Giá trị dệt may từ 3 thị trường lớn và thành viên của CPTPP là Canada, Mexico và Úc mà Việt Nam chưa có thỏa thuận thương mại tự do, đáng giá 10-13 tỷ USD. Trong đó thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch có thể chiếm 300-500 triệu đô la Mỹ, theo Vitas.
Trong năm 2019, hiệp định tự do thế hệ mới (EVFTA) giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU, có triển vọng phê chuẩn. CPTPP và EVFTA có các lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc xuất xứ từ sợi, vải. Để hưởng thuế suất ưu đãi 0%, doanh nghiệp may phải đáp ứng được yêu cầu chứng nhận nguồn gốc xuất xứ từ nguồn nguyên liệu "từ sợi trở đi" khi làm ăn với 11 nước trong CPTPP hoặc "từ vải trở đi" khi xuất hàng vào 28 nước thành viên của EVFTA.
Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA dự kiến được thông qua trong năm 2019. Các doanh nghiệp sản xuất sợi và doanh nghiệp dệt may sở hữu chuỗi cung ứng khép kín như Sợi Thế Kỷ (Mã: STK), Dệt may Thành Công (Mã: TCM), Tập đoàn Phong Phú (Mã: PPH)… sẽ hưởng lợi trực tiếp nhờ đáp ứng yêu cầu xuất xứ từ các hiệp định thương mại, việc cắt giảm thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu lớn tại thị trường EU như May Sông Hồng (30%), May Sài Gòn (32%), TNG (58%), May 10 (36%) và Vinatex (17%) sẽ hưởng lợi gián tiếp nhờ sự tăng trưởng đơn hàng từ các đối tác thời trang lớn.
VDSC cho rằng lợi ích mang lại từ CPTPP sẽ không quá rõ nét do Việt Nam đã ký kết các FTAs song phương và đa phương với 7/10 nước nội khối với những ưu đãi về thuế quan tương tự. Tuy nhiên, VDSC kỳ vọng việc gia nhập CPTPP sẽ giúp mở rộng thị phần xuất khẩu dệt may sang các thị trường đầy tiềm năng như Canada, Mexico, New Zealand và Australia.

Theo các công ty trong ngành, các tập đoàn lớn như Adidas, Puma, Nike đã và đang tiếp tục dịch chuyển đơn hàng may mặc từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam ký.

Note: EVFTA chưa được ký trong năm 2018, chờ đợi kết quả trong quý II/2019

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu  u (EVFTA) được đánh giá có tác động tích cực trong trung – dài hạn. EVFTA đã hoàn tất rà soát pháp lý và sẽ trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ của các thành viên, dự kiến có thể được thông qua sớm nhất vào kỳ họp Quốc hội tháng 6- 7/2019 và có hiệu lực sau 1 tháng. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của dệt may Việt Nam, với 42,5% dòng thuế áp dụng đối với các sản phẩm dệt may sẽ giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, còn lại sẽ giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm sẽ giúp hàng hóa Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn so với Campuchia hay Bangladesh (hưởng thuế suất GSP ưu đãi 0%). Quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" của EVFTA cũng như việc tính gộp nguyên phụ liệu có nguồn gốc từ quốc gia thứ 3 có chung FTA với cả Việt Nam và EU (Hàn Quốc) cũng thuận lợi hơn cho các DN Việt Nam so với CPTPP.


Những lợi thế của Việt Nam

Việt Nam hiện đang nằm trong top 3 nhà xuất khẩu (Sau Trung Quốc, Ấn Độ) sản phẩm may mặc trên thế giới. Những lợi thế hiện của Việt Nam như:
Chi phí lao động thấp và năng suất cao: Tiền công cho sản xuất tại Trung Quốc đã tăng từ 2 USD/giờ từ năm 2010 lên 3,9 USD vào năm 2016. Trong khi đó, con số này ở Việt Nam là 1 USD đến 1,4 USD/giờ thấp nhất trong ASEAN và thấp hơn cả Trung Quốc, trong khi tại Trung Quốc chi phí giá đất đang tăng cao và chuyển sang lắp ráp sản phẩm công nghệ cao là chính… (Thông tấn xã Việt Nam - 12/2019)
BSC: Ngành dệt may tiếp đà khởi sắc trong năm 2019, định giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn - Ảnh 2.
Lực lượng lao động trẻ: Hiện tại, 70% dân số Việt Nam có độ tuổi dưới 35, theo Ngân hàng Thế giới (WB), và tầng lớp trung lưu mới nổi dự kiến sẽ vượt qua 1/4 tổng dân số vào năm 2016. Đây là nguồn nhân lực dồi dào, chi phí rẻ hỗ trợ rất lớn cho hoạt động sản xuất của các DN Dệt may tại Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại nhưng dự báo vẫn khả quan

Cơ hội đầu tư Kinh tế Mỹ và EU được dự báo tăng trưởng ổn định giúp kích cầu tiêu dùng hàng may mặc. Theo dự báo của quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Mỹ và EU trong năm 2019 sẽ giảm nhẹ tăng trưởng so với cùng kỳ tuy nhiên vẫn ở mức tích cực, lần lượt là 2,5% và 1,9%.
VDSC cho biết, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, đặc biệt từ hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ và EU sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc, giúp duy trì sản lượng nhập khẩu từ các nước.

III. Rủi ro ngành

Lợi thế cạnh tranh về chi phí sẽ suy giảm dần

Lợi thế cạnh tranh về nhân công giá rẻ suy giảm. Kéo theo đơn hàng có thể dịch chuyển sang các thị trường lân cận như Bangladesh, Pakistan, Campuchia, Myanmar.

Ngành dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc vào lượng lớn lao động. Trong khi đó, các chính sách về lương tối thiểu và các khoản chi phí dành cho người lao động liên tục tăng (hỗ trợ bảo hiểm, trợ cấp thất nghiệp.

Rủi ro về nguyên liệu và nguồn gốc xuất xứ

Từ 1/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực cũng sẽ là một động lực tăng trưởng cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và Vinatex nói riêng. Tuy nhiên, thách thức không phải là không có. Điển hình như việc cắt giảm thuế quan theo CPTPP sẽ có tác động hai mặt, trong đó có hướng hàng hoá từ các nước mạnh về dệt may tràn vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Điều này có thể ảnh hưởng tới giá và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của ngành dệt may giảm xuống.

Ngoài ra, theo một số báo cáo gần đây, ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu (90% bông nguyên liệu, 100% xơ sợi tổng hợp, 50% sợi bông và 80% vải khổ rộng) từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Đây là những thị trường không tham gia CPTPP. Vì vậy, nếu giữ nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong CPTPP, các doanh nghiệp có thể không được lợi nhiều từ cắt giảm thuế quan.

Trả lời câu hỏi về việc Vinatex đã chuẩn bị những gì cho những thách thức năm 2019, ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Vinatex cho biết: “Để cạnh tranh được với đối thủ, những năm qua, các dự án đầu tư mới của Vinatex đã được đầu tư bài bản, tiệm cận được về tiêu chí sản xuất thân thiện môi trường, lấy năng suất, chất lượng làm lợi thế cạnh tranh”.

CPTPP có một yêu cầu khắt khe là nguyên tắc xuất xứ. Đây là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam, bởi hiện tại ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ASEAN.

Ngoài ra, rủi ro từ việc truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu và áp thuế bổ sung. Không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc các sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để hạn chế các sản phẩm có nguồn gốc nguyên phụ liệu từ Trung Quốc. Do đó, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động đa dạng hóa thị trường cung ứng nguyên phụ liệu may mặc thay vì phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc như hiện nay (50% nguyên liệu vải nhập khẩu từ Trung Quốc).

Đồng thời, điểm “nghẽn” của ngành nằm ở khâu dệt nhuộm nên nếu không đầu tư đúng mức để phát triển chuỗi cung ứng hoàn chỉnh thì Việt Nam vẫn chưa có đủ nguồn lực để tận dụng tốt cơ hội này. Lợi nhuận từ đó sẽ giảm sút dưới áp lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, ngành dệt may sẽ phải đối mặt với khó khăn là phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (vải và phụ liệu), đặc biệt là từ Trung Quốc, đây là khó khăn lớn nhất. Điều này sẽ cản trở việc đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế theo CPTPP và EVFTA. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có thể khiến Chính phủ Mỹ chú ý và có động thái bất lợi đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Việt nam.

Rủi ro về tỷ giá USD/VND

Từ 1/1/2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bắt đầu có hiệu lực cũng sẽ là một động lực tă
Mặt khác, theo dự báo của quỹ tiền tệ thế giới IMF, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2019.


IV. Tổng kết



Những thông tin trên được đánh giá là khả quan đối với ngành Dệt may trong năm 2019. Thêm nữa, những diễn biến về giá cổ phiếu và kết quả kinh doanh của các DN trong ngành như TCM, TNG những tháng đầu năm nay càng cùng cố thêm kỳ vọng trên. Chính vì vậy, chúng tôi khuyến nghị Tích cực đối với ngành Dệt may trong năm 2019
 Note

Các cổ phiếu đáng chú ý: TCM, TNG, VGT, VGG, EVE, STK, MSH (Thông tin chi tiết về các cổ phiếu này chúng tôi sẽ cập nhật trong các bài viết tiếp theo. Rất mong quý NĐT đón đọc và đóng góp ý kiến)..

Nhà đầu tư chú ý canh mua vào những nhịp điều chỉnh hoặc tích lũy, bán ra ở những nhịp sau khi tăng nóng. Khi giá cổ phiếu đã lên ở mức quá cao, đạt đến định giá trong vòng 6 tháng, 1 năm tới thì NĐT tuyệt đối không nên tham gia mua lại.

-------------------------------------------------------------------------- Quý nhà đầu tư muốn được hỗ trợ khi tham gia đầu tư nhóm ngành Dệt may xin vui lòng liên hệ:
Đỗ Minh Vương 
> Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng,Hà Nội. 
> SĐT: 0985.148.149 (Call/SMS/Zalo)
Đăng ký mở tài khoản hoặc nhận tư vấn
Facebook 
Fanpage Infinity Stock