Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2018

Nhập môn chứng khoán phái sinh

I. Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh
1, Chứng khoán phái sinh là gì?
Là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.
Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại… hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất…
2, Chứng khoán phái sinh bao gồm
  • Hợp đồng kì hạn
  • Hợp đồng tương lai
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Hợp đồng hoán đổi
3, Ở Việt Nam hiện đang giao dịch chứng khoán phái sinh nào?
Hiện nay Hợp đồng tương lai đang được chọn làm sản phẩm giao dịch phái sinh tại Việt Nam.
Tài sản cơ sở của Hợp đồng tương lai trên đó chính là chỉ số VN30
4, Cấu thành hợp đồng tương lai
  • HĐTL và Tài sản cơ sở
  • Mã hợp đồng
  • Thời gian đáo hạn
  • Vị thế
4.1 Hợp đồng tương lai và Tài sản cơ sở ( TSCS)
  • Hợp đồng tương lai là 1 thỏa thuận mua bán hàng hóa trong hiện tại và được giao dịch hàng vào 1 ngày xác định trong tương lai
  • Tài sản cơ sở là các tài sản được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị HĐTL
=> 1 Tài sản cơ sở ta có thể phát triển được rất nhiều các loại hợp đồng tương lai
Ví dụ:
Tài sản cơ sở của Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 chính là chỉ số Vn30
Từ tài sản cơ sở chỉ số VN30, chúng ta đã phát triển 4 loại hợp đồng tương lai
  • Hợp đồng tương lai 1 tháng
  • Hợp đồng tương lai 2 tháng
  • Hợp đồng tương lai 1 quý
  • Hợp đồng tương lai 2 quý
4.2 Mã hợp đồng và thời gian đáo hạn

Ví dụ xét từ tháng 12/2017
Ngày đáo hạn là ngày kết thúc hợp đồng, hợp đồng sẽ biến mất, thay vào đó sẽ là 1 hợp đồng mới
Sau ngày đáo hạn hợp đồng VN30F1712, thì hợp đồng VN30F1712 sẽ biến mất, thay vào đó sẽ xuất hiện hợp đồng VN30F1802
Đến đây ta có 1 câu hỏi vậy chỉ số VN30 nó liên quan gì đến các hợp đồng tương lai trên?
VN30F1712
VN30 (Tính đến ngày 21/12)
Câu trả lời nằm sau ngày đào hạn của hợp đồng
Như chúng ta thấy ở trên VN30F1712 và Chỉ số VN30 là 2 thị trường khác nhau. Nhưng đến ngày đáo hạn chỉ hợp đồng VN30F1712 thì sẽ lấy giá đóng cửa của chỉ số VN30 làm tham chiếu để tính lãi lỗ cho hợp đồng Vn30F1712 chính vì vậy chỉ số HĐTL (VN30F) sẽ biến động đồng pha với chỉ số VN30.
Ví dụ:
Phiên ATC của Vn30F1712 (21/12/2018) có giá đóng cửa là 940
Phiên ATC của VN30 (21/12/2018) có giá đóng cửa là 930
Sau ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai VN30F1712:
  • NĐT đang giữ vị thế mua 925 sẽ lãi 500.000
  • NĐT đang giữ vị thế mua 930 sẽ hòa vốn
  • NĐT đang giữ vị thế mua 935 sẽ lỗ 500.000
  • NĐT đang giữ vị thế bán 925 sẽ lỗ 500.000
  • NĐT đang giữ vị thế bán 930 sẽ hòa vốn
  • NĐT đang giữ vị thế bán 935 sẽ lãi 500.000
4.3 Vị thế
Vị thế là trạng thái của nhà đầu tư với hợp đồng. Có 2 Vị thế:
  • Vị thế mua ( Long position): NĐT mua hợp đồng sẽ có vị thế mua. Để đóng vị thế NĐT phải BÁN (SHORT) hợp đồng đi hoặc nắm giữ vị thế đến khi đáo hạn
  • Vị thế bán (Short position) : NĐT bán khống hợp đồng sẽ có vị thế bán. Để đóng vị thế NĐT phải MUA (LONG) hợp đồng lại hợp đồng hoặc nắm giữ vị thế đến khi đáo hạn ( NĐT không cần có hợp đồng nào cũng có thể bán được)
5. Kí quỹ
5.1 Kí quỹ ban đầu
Mức ký quỹ ban đầu (IM- Initial Margin)
Đây là số tiền yêu cầu ký quỹ đối với số vị thế đang nắm giữ.
Mức ký quỹ ban đầu vào cuối ngày giao dịch được xác định bởi công thức:
IM = Tỷ lệ ký quỹ ban đầu x Số hợp đồng mở x Số nhân hợp đồng x Giá TT cuối ngày
Trong đó:
  • Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 15% và có thể thay đổi theo từng thời kỳ
  • Số nhân hợp đồng sản phẩm Hợp đồng Tương lai Chỉ số cổ phiếu VN30 là 100,000 VNĐ
  • Giá TT cuối ngày là giá thanh toán cuối ngày do Trung tâm bù trừ xác định
5.2 Ký quỹ duy trì 
Mức ký quỹ duy trì (MM- Maintenance Margin)
Mức ký quỹ duy trì là số tiền ký quỹ cần phải duy trì tối thiểu đối với số vị thế đang nắm giữ, được xác định như sau:
MM = 80% x IM
Trong đó tỷ lệ 80% do HSC quy định và có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
Khi Số dư ký quỹ giảm xuống dưới Mức ký quỹ duy trì, khách hàng sẽ nhận được thông báo nộp bổ sung ký quỹ (Margin Call) để đưa Số dư ký quỹ về Mức ký quỹ ban đầu.
Mức kí quỹ ban đầu tối thiểu tại HSC là 15 tr đồng đối với tài khoản mở mới lần đầu.
Để giao dịch thì giá trị cọc cần phải có là 15%/giá trị mở vị thế
Ví dụ 1: Mở vị thế mua ở 900 điểm, tương đương cọc là 13,5 tr. Nếu vị thế của bạn giảm giá 20% thì bạn sẽ được yêu cầu bị gọi kí quỹ bổ sung đủ 15%.
Ví dụ 2: Nhà đầu tư tham gia Hợp đồng tương lai VN30F1712 có quy mô 100 triệu đồng/hợp đồng với mức ký quỹ quy định là 15%; thay vì phải bỏ ra 100 triệu đồng, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 15 triệu đồng là đã có thể tham gia vào một hợp đồng này.
Nhà đầu tư không có đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ, và phải nộp đầy đủ ký quỹ để có thể tiếp tục nắm giữ vị thế đối với Hợp đồng tương lai. Nếu không nộp đủ số tiền ký quỹ thì NĐT sẽ bị ép buộc đóng vị thế.
Chú ý: Phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi/lỗ mỗi ngày
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cơ chế thanh toán là thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày:
– Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng: nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau. Khoản tiền thanh toán này thông thường sẽ phải nộp vào tài khoản cơ sở của Khách hàng hoặc sẽ tự trừ nếu trong tài khoản có số dư.
 Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.
Lãi/lỗ ở mỗi vị thế sẽ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Riêng đối với các hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.
6. Ma lực của chứng khoán phái sinh
Lợi thế đòn bẩy là một đặc điểm khác biệt của Chứng khoán phái sinh đối với các chứng khoán cơ sở. Về cơ bản, khi tham gia giao dịch Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một khoản tiền (Ký quỹ) có giá trị nhỏ hơn giá trị của hợp đồng mà nhà đầu tư muốn tham gia (giá trị hợp đồng).
Ví dụ: NĐT có nhu cầu tham gia vị thế mua 01 HĐTL trên chỉ số HNX30 đáo hạn vào tháng 5/2016. NĐT đặt lệnh mua 01 hợp đồng với giá chào mua là 103 điểm và được khớp trên thị trường với giá trên. Như vậy, nhà đầu tư đã được Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT) ghi nhận là đã tham gia 01 vị thế mua với giá 103 điểm.
Nếu tại mẫu hợp đồng tương lai chỉ số HNX30 quy định: Hệ số nhân của 01 hợp đồng là 1 triệu đồng/điểm chỉ số thì giá trị 01 hợp đồng của NĐT trên bằng:
103 điểm x 1 triệu đồng/điểm chỉ số = 103 triệu đồng.
Tuy nhiên, nếu mức ký quỹ ban đầu được quy định là 15% thì thay vì việc phải bỏ ra 103 triệu, NĐT chỉ phải bỏ ra số tiền và/hoặc tài sản có giá trị = 103 triệu *15% = 15,45 triệu đồng để tham gia hợp đồng.
Số tiền ký quỹ ban đầu này sẽ được TTTTBT sử dụng trong việc tính toán lãi/lỗ của NĐT. Ví dụ: khi giá HĐTL tăng từ 103 lên 105 điểm, NĐT đang có lãi với giá trị bằng: (105-103)*1 triệu đồng/điểm chỉ số = 2 triệu đồng.
Giá trị ký quỹ của nhà đầu tư sẽ tăng: 15,45 triệu + 2 triệu = 17,45 triệu đồng.
Nếu như giao dịch tại thị trường cơ sở thì phần trăm lãi của NĐT trên số tiền ban đầu bỏ ra sẽ chỉ bằng: (105-103)/103*100%=1,94%.
Tuy nhiên, đối với HĐTL thì phần trăm lãi của NĐT sẽ bằng: (105-103)/15,45*100%= 12,95%.
Như vậy có thể thấy, một biến động nhỏ về giá của HĐTL có thể tạo ra hiệu ứng lãi/lỗ trên khoản đầu tư lớn hơn nhiều so với việc đầu tư vào các chứng khoán cơ sở.
Tuy nhiên, đây là trường hợp NĐT có lãi. Lợi thế đòn bẩy được coi là con dao 2 lưỡi với nhà đầu tư. Khi giá của HĐTL biến động theo chiều hướng có lợi (ví dụ: Giá HĐ tăng đối với NĐT nắm vị thế mua và giá HĐ giảm đối với NĐT nắm vị thế bán), thì NĐT có thể ghi nhận một khoản lãi lớn trên giá trị ký quỹ ban đầu. Nhưng ngược lại, khi giá HĐ biến động theo chiều hướng bất lợi, NĐT có thể sẽ phải chịu những khoản thiệt hại lớn trên khoản ký quỹ trong thời gian ngắn.
II. Quy định giao dịch hợp đồng tương lai
III. Hướng dẫn giao dịch




VI. Một số thắc mắc nhà đầu tư thường gặp
Tính lãi lỗ dựa trên biến động của HĐTL chỉ hay của chỉ số?
Lãi/lỗ ở mỗi vị thế sẽ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Riêng đối với các hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.
Tại sao mở cửa sớm 15 phút so với thị trường cơ sở?
Biến động HĐTL phản ánh dự báo xu hướng của chỉ số/giá hàng hóa trong tương lai. Dựa trên khối lượng mở (Open Interest), có thể thấy được nhận định của nhà đầu tư với xu hướng chỉ số trong tháng hiện tại, tháng kế tiếp cũng như 2 tháng của 2 quý tiếp theo.
Vì vậy, cần mở cửa trước thị trường cơ sở 15 phút để làm nhà đầu tư trên thị trường cơ sở có thể chuẩn bị trước.
Thanh toán lãi và nộp thêm ký quỹ bổ sung nếu lỗ sẽ diễn ra như thế nào?
Nễu phát sinh lãi, tiền lãi từ HĐTL sẽ về sau 11h trưa ngày T+1 nên ngay đầu giờ chiều nhà đầu tư đã có tiền.
Trường hợp lỗ nộp bổ sung, sẽ tùy theo quy định cụ thể của từng CTCK nhưng thường phải hoàn tất ngay trong phiên giao dịch sáng.

(Nguồn sưu tầm)
-----------------------------------------------------
Mọi thắc mắc quý vị xin vui lòng liên hệ:
Đỗ Minh Vương 
> Số 1 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng,Hà Nội. 
> SĐT: 0985.148.149 (Call/SMS/Zalo)
Đăng ký mở tài khoản hoặc nhận tư vấn
Facebook 
Fanpage Infinity Stock