Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ VOLUME SPREAD ANALYSIS (VSA)

Quý vị và các bạn có lẽ đã từng nghe về VSA và hiệu quả của nó trong giao dịch. Nhưng đây có vẻ là một phương pháp trading phức tạp với các thuật ngữ không phổ biến như “No Demand Bar” và “Stopping Volume”. Vậy VSA có quá khó tiếp cận?

Thực tế VSA là phương pháp trực quan khi sử dụng ngay trên biểu đồ nến. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

VSA LÀ GÌ?

VSA nghiên cứu mối tương quan giữa khối lượng và giá để dự đoán xu hướng thị trường.


TÌM HIỂU VỀ VOLUME SPREAD ANALYSIS (VSA)

Cụ thể, VSA tập trung vào:
Volume - Khối lượng
Range/Spread – Phạm vi giá (Khoảng cách giữa mức giá cao nhất và thấp nhất)
Closing Price Relative to Range – Giá đóng cửa liên quan đến phạm vi giá (Giá đóng cửa có gần với mức giá cao nhất hay thấp nhất của nến?)

AI PHÁT MINH RA VSA?
Trong sự phát triển của VSA, phải kể đến 3 cái tên lớn:
- Jesse Livermore
- Richard Wyckoff
- Tom Williams

Jesse Livermore đã từng đề cập đến một lý thuyết dựa trên hành vi thao túng thị trường. Ông cũng sử dụng chúng trong sự nghiệp giao dịch huyền thoại của mình. Tuy nhiên, ông đã không truyền lại được phương pháp giao dịch cụ thể. Ông là một huyền thoại về trading chứ không phải một nhà đào tạo.

TÌM HIỂU VỀ VOLUME SPREAD ANALYSIS (VSA)

Ảnh: Phương pháp giao dịch của Jesse Livermore, tác giả: Richard Wyckoff

Richard Wyckoff hứng thú hơn với việc đào tạo. Để tìm ra cách mà phương pháp này hoạt động trên thị trường, ông đã phỏng vấn hàng loạt các trader hàng đầu, gồm cả Jesse Livermore. Wyckoff đề xuất ý tưởng về một “Composite Trader” để giải thích cho các giai đoạn thị trường, tích lũy, tăng trưởng, phân phối và suy giảm.

Cả Jesse Livermore lẫn Richard Wyckoff đều không dùng thuật ngữ “Volume Spread Analysis”, cho đến khi Tom Williams dùng cụm từ này để đặt tên cho ý tưởng của Wyckoff. Chính những cuốn sách và phần mềm của Tom Williams đã giúp truyền bá VSA rộng rãi.

TẠI SAO VSA HIỆU QUẢ?

Chúng ta chỉ có thể kiếm tiền từ thị trường khi hiểu được những gì mà các trader chuyên nghiệp đang làm. Và những tay chuyên nghiệp thì không chơi nhỏ. “They play big”. Do đó, họ sẽ để lại dấu chân trên thị trường, đó chính là volume. Khi các chuyên gia hoạt động, khối lượng giao dịch trên thị trường thường cao. Ngược lại, khi khối lượng trên thị trường thấp, các chuyên gia có thể đang chờ đợi.

Vì vậy, để theo dấu “big guys”, chỉ nhìn hành động giá là không đủ. Chúng ta cần nhìn giá kết hợp với khối lượng.

VSA CÓ HOẠT ĐỘNG TRÊN MỌI THỊ TRƯỜNG?

VSA tập trung vào giá và khối lượng để theo dấu hành động của trader chuyên nghiệp. Vì vậy, tiền đề để VSA hiệu quả là: thị trường phải có nhóm trader chuyên nghiệp và có nguồn dữ liệu giá cùng khối lượng đáng tin cậy.

Hầu hết các thị trường tài chính (chứng khoán, tương lai, ngoại hối) thỏa mãn điều kiện này.

Tuy nhiên, trong thị trường ngoại hối giao ngay, khối lượng hơi khó tiếp cận. Bạn sẽ không nhận được khối lượng giao dịch thực tế mà chỉ nhận “tick volume” đo thời gian giá tăng hoặc giảm.

CÁCH SỬ DỤNG VSA?

Trên thực tế, để thuần thục VSA là rất khó, vì các trader đã giải thích VSA theo nhiều cách khác nhau. Để ứng dụng tốt VSA đòi hỏi nhiều năm quan sát và thực hành (Hãy nhìn xem Jesse Livermore, Richard Wyckoff và Tom Williams đã dành bao nhiêu thời gian để nghiên cứu nó).

Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể cải thiện kỹ năng trading của mình bằng việc vận dụng các khái niệm VSA cơ bản. Trong phần này, chúng ta hãy xem xét hai dạng nến sau: No Demand (Không có lực cầu) và No Selling Pressure (Không có áp lực bán)

KHÁI NIỆM VSA CƠ BẢN (Các định nghĩa sau dựa trên cuốn sách của Tom Williams về VSA – Master the Markets)

1. NẾN “NO DEMAND” TRONG XU HƯỚNG TĂNG
Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng giá, nhưng không đi kèm với lực cầu (khối lượng mua không tăng lên) thì xu hướng tăng sẽ không bền vững.

Đặc điểm nến “No Demand”:
1. Giá đóng cửa cao hơn phiên trước.
2. Khối lượng thấp hơn khối lượng 2 phiên liền trước.
3. Phạm vi giá hẹp (Nến ngắn).

2. NẾN “NO SELLING PRESSURE” TRONG XU HƯỚNG GIẢM
Nếu thị trường giảm với khối lượng và phạm vi giá giảm, thị trường có vẻ không bán hoảng loạn. Vì vậy, thị trường nhiều khả năng sẽ ngừng rơi.

Đặc điểm nến “No Selling Pressure”:
1. Giá đóng cửa thấp hơn phiên trước.
2. Khối lượng giao dịch thấp hơn 2 phiên liền trước.
3. Phạm vi giá hẹp (Nến ngắn).

MINH HỌA GIAO DỊCH VỚI VSA
Trong 2 ví dụ dưới dây, tác giả đơn giản hóa bằng cách sử dụng đường trung bình động 20 ngày để làm chỉ báo xu hướng. Mục tiêu của tác giả là sử dụng khái niệm “No Demand” và “No Selling Pressure” để tìm những điểm retracement trong biểu đồ.

Ở biểu đồ bên dưới, chúng tôi đánh dấu nến “No Demand” với mũi tên đỏ và nến “No Selling Pressure” với mũi tên màu xanh.

1. NO DEMAND BAR


Biểu đồ này thể hiện nến ngày của Deere & Company (DE).


1. Nến đỏ dài thủng xuống dưới đường MA 20, gãy xu hướng tăng.
2. Ba nến “No Demand” liên tiếp báo hiệu thị trường đang thiếu lực mua để đẩy giá quay lại đà tăng.
3. Có thể bắt đầu cân nhắc vị thế short.

2. NO SELLING PRESSURE


Biểu đồ này thể hiện nến ngày của The Proctor & Gamble Company (PG).

1. Thị trường đang trong xu hướng tăng mạnh và giá vẫn còn nằm trên đường MA
2. Trong vùng giá tích lũy này, chúng ta thấy 3 nến “No Selling Pressure”. Chúng thể hiện rằng downtrend sẽ không xuất hiện và giai đoạn tăng giá tiếp theo đã được thiết lập.
3. Nến đảo chiều tăng giá thể hiện một điểm mua lý tưởng.

TỰA SÁCH HAY VỀ VSA
Master the Markets
Trading In the Shadow of the Smart Money
Trades About to Happen: A Modern Adaptation of the Wyckoff Method

KẾT LUẬN – VSA
Volume rất có giá trị vì nó cung cấp một khía cạnh khác để phân tích thị trường. Tuy nhiên, volume dễ gây nhầm lẫn cho những người chưa thực sự hiểu nó. Thực hiện lần lượt từng bước. Chọn các khái niệm VSA và đều đặn sử dụng chúng một cách thận trọng. Một khi bạn thấy volume có ý nghĩa với mình, bạn sẽ phát hiện việc trading của bản thân đã có tiến bộ nhiều hơn sau thời gian nghiên cứu.

Nguồn: Sưu tầm.